Vaoroi Tv

Từ rất lâu, lý tưởng cuộc đời của Thư Minh, ở Hàng Châu là có tiền sống trong viện dưỡng lão cao cấp chính tả lớp 5

【chính tả lớp 5】Cuộc sống giả vờ của những cô gái 'nghiện' tiết kiệm

Từ rất lâu,ộcsốnggiảvờcủanhữngcôgáinghiệntiếtkiệchính tả lớp 5 lý tưởng cuộc đời của Thư Minh, ở Hàng Châu là có tiền sống trong viện dưỡng lão cao cấp. "61 tuổi, không con, chỉ có một con chó, tiêu tiền không cần nghĩ, làm một người cao tuổi giàu có trong viện dưỡng lão luôn là lý tưởng cuộc đời tôi", Thư Minh, 29 tuổi, chia sẻ.

Những năm qua tình hình việc làm của giới trẻ càng khiến cô ao ước cuộc sống này. Vì vậy khi lần đầu tiên nhìn thấy chủ đề "Giả vờ tiết kiệm tiền bằng XX" trên mạng xã hội, suy nghĩ đầu tiên của cô là tại sao không thể làm vậy để nghỉ hưu? Già đi là điều sớm muộn gì cũng đến.

Thư Minh trong chuyến du lịch núi tuyết ở Tân Cương mới đây. Ảnh: Zhuanlan

Thư Minh trong chuyến du lịch núi tuyết ở Tân Cương mới đây. Ảnh: Zhuanlan

Viện dưỡng lão trở thành nguồn cảm hứng để thiết kế cốt truyện trò chơi của Thư Minh. "Tôi không muốn giống người già truyền thống, chăm sóc cháu và sống cùng chúng một thành phố xa lạ. Nên trong bài viết tôi tưởng tượng cuộc sống của mình là không có con, nuôi chó, thích du lịch, chơi mạt chược, trồng cây", cô chia sẻ.

Thích Vân Nam nên cô đã giả vờ như mình đang dưỡng già ở đây. Việc này cần rất nhiều tiền. Ví dụ, cô chi 79 tệ cho đôi giày thời trang dành cho người già và 20 tệ cho chiếc khăn lụa hoa dùng để chụp ảnh, nhờ vậy để dành được 99 tệ (khoảng 350.000 đồng). Sau đó, cô lên kịch bản dắt chó đi du lịch Tứ Xuyên và sống ở một thị trấn nhỏ dưới những ngọn núi phủ đầy tuyết. Khoản tiền cho việc này là 50 tệ cho đồ du lịch của chó, nhờ đó "bỏ lợn" thêm được 50 tệ. Trò chơi của cô thu hút người xem. 100% là con gái, tuổi từ 18 đến dưới 30.

Xuất phát từ những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vì đại dịch và tỷ lệ thất nghiệp, giới trẻ Trung Quốc không còn chi tiêu xa xỉ, thay vào đó hướng đến sự tinh giản tối đa. Trên các mạng xã hội, không khó để bắt gặp những bài chia sẻ về các mẹo cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm tiền của thanh niên. "Cuộc sống giả" đang là một trào lưu mới với hàng trăm các bài viết chia sẻ câu chuyện của mình.

Ở Ninh Ba, Tiểu Đỉnh, 23 tuổi cũng bắt đầu học theo trào lưu này. "Tôi không nhiều tiền nhưng thấy cách này thú vị vì những cuốn sách quản lý tài chính thông thường rất ít dạy chúng ta tiết kiệm bằng cốt truyện", cô chia sẻ.

Tiểu Đỉnh tốt nghiệp ngành tiếng Anh, khi ra trường không đi làm ngay mà quyết định gap year một năm để tìm con đường phát triển tương lai. Để có tiền chi tiêu, cô làm việc bán thời gian. Từ ngày giữa tháng 9 năm nay cô bắt đầu đăng bài mỗi ngày.

"Cốt truyện ban đầu của tôi là vô tình phát hiện mình buồn nôn, kinh nguyệt chậm hai tháng, vì thế bỏ ra 30 tệ mua ba loại que thử. Kết quả đều hai vạch", cô chia sẻ. Sau khi hoàn thành cốt truyện, cô chuyển 30 tệ vào tài khoản không tiêu đến. Ngày thứ hai cô chuyển 25 tệ mua thuốc bổ cho bà bầu. Vào ngày thứ ba, đột nhiên có nhiều người vào đọc bài viết của Tiểu Đỉnh, theo dõi và đăng ký đồng hành cùng cô.

Lúc đầu, cô rất dễ nghĩ cốt truyện, nhưng sau đó cần phải tra cứu nhiều thông tin về mang thai, nuôi con trên sách vở, mạng xã hội, thậm chí hỏi cả mẹ. Cô đã chi tiền cho cả những mũi tiêm kích thích mở tử cung, thậm chí một khoản cho phát hiện bất thường ở buồng trứng.

"Đôi khi tôi thực sự cảm thấy như có một đứa trẻ đang khóc đòi ăn, giống như ngày xưa nuôi một con chó trên mạng, nếu không bỏ tiền thì nó sẽ chết. Phương pháp này thực sự đã giúp tôi có nhiều tiền trong người hơn trước", cô chia sẻ.

Tiểu Đỉnh đặt mục tiêu sẽ "sinh một đứa con" vào khoảng tháng 4/2024 và định "nuôi con" đến khoảng 18 tuổi. Bằng cách này cô tin khoản tiết kiệm của mình sẽ ngày càng dày lên.

Khoản tiết kiệm để nghỉ hưu của Thư Minh (trên) và quỹ sinh tồn của Tiểu Đỉnh (dưới), sau vài tháng chơi trò cuộc sống giả. Ảnh: Zhuanlan

Khoản tiết kiệm để nghỉ hưu của Thư Minh (trên) và "quỹ sinh tồn" của Tiểu Đỉnh (dưới), sau vài tháng chơi trò "cuộc sống giả. Ảnh: Zhuanlan

Tuy mới là sinh viên năm hai, Diệp Dã, 19 tuổi, ở Hàng Châu cũng bắt đầu theo cách này khi thấy trên mạng có nhóm chơi tiết kiệm theo bộ phim "Chân Hoàn Truyện". Diệp Dã thấy An Lăng Dung nhà nghèo gần gũi với sinh viên đại học, nên hóa thân làm nhân vật này.

Câu chuyện của cô là hành trình An Lăng Dung vào cung, mỗi ngày đều phải mất tiền cho các khoản như gọi xe, chăn sưởi, chi tiêu hàng ngày. Mỗi lần cô thường gửi vào từ 5 đến 10 tệ.

Nhờ cách này, khi biết có concert âm nhạc ở Hàn Quốc vào cuối năm 2022, Ye đã tính toán sẽ cần khoảng 7.000 tệ cho chuyến đi. Bắt đầu trước đó 8 tháng, trung bình mỗi tháng Diệp Dã cần để dành 800-900 tệ. Một mặt cô năng nổ viết câu chuyện chi tiêu của An Lăng Dung, mặt khác cô làm thêm vào mùa hè. Đến tháng 12, cô đã đạt mục tiêu.

"Trước đây tôi không có mục tiêu cụ thể, nhưng từ khi làm An Lăng Dung, tôi bắt buộc phải để dành tiền, bởi có rất nhiều người đang chờ tôi cập nhật. Chúng tôi gọi nhau là tiểu chủ, giống như đang thực sự tham gia vào bộ phim vậy", cô chia sẻ.

Diệp Dã tưởng tượng cuộc sống trong Chân hoàn truyện mỗi ngày để ép bản thân tiết kiệm. Ảnh: Zhuanlan

Diệp Dã tưởng tượng cuộc sống trong "Chân hoàn truyện" mỗi ngày để ép bản thân tiết kiệm. Ảnh: Zhuanlan

Đã hơn 60 ngày kể từ bài đăng đầu tiên, Tiểu Đỉnh đã tiết kiệm được hơn 3.000 tệ (10,5 triệu đồng). Đầu tháng này cô bắt đầu đến Ôn Châu làm việc. Đến thành phố mới, mỗi ngày mở mắt ra phải mất tiền nhà, điện nước, củi, gạo, dầu, muối. Cô kiểm soát tiền thuê nhà của mình dưới 600 tệ mỗi tháng, tự nấu bữa sáng và tối, đạp xe đi làm.

Nhà khá giả, trước đây Tiểu Đỉnh tiêu tiền thoải mái, miễn không vượt quá khả năng chi trả, nhưng hiện tại cô chỉ tiêu vì cần thiết. "Nhờ biết cách vun vén nên trong một năm bốn tháng trước khi đi làm, tôi vẫn rất thảnh thơi, không áp lực. Nếu một ngày sau này tôi không muốn đi làm, muốn tự kinh doanh, thì khoản này sẽ là vốn cho tôi", cô chia sẻ.

Với Thư Minh, thói quen để dành đã hình thành từ khi đi làm. Ngày đó lương không cao, cô vẫn dành được 1.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Năm năm sau khi tốt nghiệp, cô vẫn không nâng cấp mức chi tiêu. "Tiết kiệm là một thứ gây nghiện, khi nhìn số tiền dần tích lũy đến một nghìn, năm nghìn, mười nghìn, tôi sẽ tự hỏi liệu mình có thể triệt để cắt giảm chi tiêu nhiều hơn nữa không", cô nói.

Khi chơi trò "cuộc sống giả", cô đã để dành được 2.000 tệ trong 50 ngày. "Tôi vẫn kiên trì với cốt truyện của mình. Dù sau này cuộc sống thay đổi thế nào, khoản tiền này có thể đảm bảo cho tôi một viện dưỡng lão tốt; nếu muốn tận hưởng thế giới, nó có thể trở thành một chiếc RV đi muôn nơi; nếu không may bị bệnh, nó có thể chuyển thành quỹ y tế", cô nói.

Bảo Nhiên (Theo Aboluowang)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap